Âu Lạc của bà Ngô Thu Thúy bi quan về lợi nhuận 2024
Âu Lạc dự trình ĐHĐCĐ về kế hoạch lãi trước thuế 187 tỷ đồng năm 2024, giảm 24% so với thực hiện năm ngoái trong khi quý 1 đã thực hiện gần 50% mục tiêu này.
Hoạt động trong lĩnh vực vận tải xăng dầu, CTCP Âu Lạc nhận định các quy định về môi trường trong năm 2024 là sự phức tạp bổ sung đối với các công ty vận tải trong một thị trường vốn dĩ đầy thách thức.
Các công ty vận tải sẽ chịu áp lực giảm thiểu lượng khí thải carbon, tăng chi phí khi sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp và đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải, đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp đổi mới và thực hành bền vững.
Dù vậy, dự báo về giá dầu thô ở mức trung bình 82 USD/thùng trong 2 năm tới sẽ là “bệ đỡ” về mặt chi phí cho Doanh nghiệp. Ngoài ra, quy định mới về khung giá cước theo Thông tư 39 có hiệu lực từ ngày 15/02/2024 sẽ đưa giá các dịch vụ kho, cảng biển, tàu lai được điều chỉnh tăng trung bình 10%.
Đội tàu của Âu Lạc khoảng 16 năm tuổi, vài năm tới sẽ khó khăn trong khai thác khi mà phát sinh chi phí “tàu già” cũng như các hãng dầu lớn hạn chế thuê tàu. Hơn nữa, lượng tàu có độ tuổi từ 5 đến 10 trên thị trường không có nhiều mà giá chào bán rất cao.
Nhằm phát triển dài hạn, đáp ứng khắc khe các quy định mới, Âu Lạc sẽ lựa chọn các đối tác uy tín có thương hiệu thực hiện đóng mới từ 8 đến 10 tàu dầu/hóa chất có trọng tải từ 13,000DWT đến 20,000DWT để bổ sung hoặc hoán đổi các tàu hiện hữu, dự kiến từ năm 2024 đến 2030.
Trước thực tế đó, Công ty dự kiến lãi trước thuế năm nay giảm mạnh 24% so với thực hiện năm ngoái, khoảng 187 tỷ đồng còn doanh thu đạt 1.3 ngàn tỷ đồng, tăng 6%.
Diễn biến kết quả kinh doanh của Âu Lạc từ năm 2019 đến nay (Đvt: tỷ đồng) |
Quý 1/2024, doanh thu của doanh nghiệp vận tải xăng dầu đạt 373 tỷ đồng, tăng đến 75% so với cùng kỳ. Lãi ròng 73 tỷ đồng, cải thiện 25%. Kết quả này đi được 29% chặng đường doanh thu và gần nửa kế hoạch lãi trước thuế.
Hiện tài sản của Âu Lạc khoảng 2.4 ngàn tỷ đồng, trong đó một nửa đến từ nợ phải trả. Công ty chủ yếu là tài sản dài hạn, 1.8 ngàn tỷ đồng; riêng tài sản cố định hữu hình 1.5 ngàn tỷ đồng. Vốn điều lệ 564 tỷ đồng.
Bầu sếp ngoại vào HĐQT
Đại hội lần này của Âu Lạc dự kiến bầu thêm một Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020 – 2025. Ứng viên cho vị trí này đang là ông Marco Angelo Civardi, sinh năm 1975, quốc tịch Ý.
Ông từng làm việc cho “gã khổng lồ” vận tải biển Maersk. Hiện Marco là Giám đốc điều hành Công ty Hậu cần và Giao nhận hàng hóa toàn cầu JAS tại Trung Quốc; Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn KCN Việt Nam.
ĐHĐCĐ thường niên của Âu Lạc sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 19/06/2024, tại Trung tâm Hội nghị White Palace, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Lãi năm ngoái tăng mạnh nhờ chính trị thế giới biến động
Năm 2023, Âu Lạc ghi nhận tổng doanh thu 1.2 ngàn tỷ đồng, cải thiện 28% so với cùng kỳ năm 2022, vừa kịp hoàn thành kế hoạch. Riêng doanh thu thuần tăng 43%, đạt 1.2 ngàn tỷ đồng. Lãi trước thuế vượt kỳ vọng với số tiền 248 tỷ đồng, tăng 148%, đồng thời gấp đôi mục tiêu được giao.
Chưa kể biên lãi gộp Âu Lạc tăng đáng kể, từ 72% lên 77%; ngoài ra nhờ chi phí tài chính giảm một nửa, còn gần 46 tỷ đồng mặc dù doanh thu tài chính giảm 72% (28 tỷ đồng) và chi phí lãi vay tăng 249% (78 tỷ đồng). Điều này là do Công ty thực hiện hoàn nhập dự phòng 57 tỷ đồng.
Âu Lạc cũng hụt thu từ lợi nhuận khác (năm 2022 ghi nhận 21 tỷ đồng) do không còn phát sinh khoản thu bồi thường bảo hiểm tàu nhưng vẫn cho kết quả cuối cùng khả quan.
Công ty cho hay, doanh thu năm rồi tăng nhờ tăng số lượng khai thác thêm 3 tàu dầu mới so với năm 2022. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hoạt động trở lại, tình hình chính trị thế giới biến động nên nhu cầu vận chuyển tăng lên. Số lượng khách hàng mới tăng, các khách hàng lớn trước đây cũng đã quay trở lại sau sự cố tàu năm 2019.
Năm ngoái, HĐQT Âu Lạc đã quyết định chuyển nhượng toàn bộ sở hữu tại CTCP Âu Lạc Crew Manning cho một bên thứ ba với giá 4.8 tỷ đồng (tỷ lệ 96%), chỉ mới một năm sau khi thành lập. Hai cổ đông sáng lập còn lại là bà Nguyễn Ngọc Lý và bà Ngô Thu Thủy. Âu Lạc cũng đã chuyển nhượng khoản đầu tư tài chính dài hạn tại CTCP Xăng dầu Nam Việt Sài Gòn trong năm 2023. Hiện Công ty không có công ty con.
Nói về vấn đề niêm yết cổ phiếu, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, lãnh đạo Âu Lạc cho biết Công ty vừa trải qua giai đoạn khó khăn sau sự cố tàu Aulac Fortune và đang có chiến lược phát triển nên sẽ chọn thời điểm thích hợp, thuận lợi nhất để thực hiện.
CTCP Âu Lạc thành lập từ năm 2002, hướng đến phát triển trong mảng vận tải xăng dầu bằng đường biển trong nước và quốc tế. Đến nay, Công ty có 8 chiếc tàu dầu với tổng trọng tải 119 ngàn DWT và 1 chiếc tàu hàng với trọng tải 55.8 ngàn DWT. Địa bàn hoạt động trên khắp thế giới đối với tàu hàng rời; tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đang là vùng hoạt động chính đối với đội tàu dầu.
Hiện Chủ tịch HĐQT Ngô Thu Thúy cùng chồng là Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Hinh không sở hữu cổ phần Âu Lạc nhưng 2 người con là Nguyễn Thiên Hương Jenny và Nguyễn Đức Hiếu Johnny sở hữu lần lượt 12.81% và 9.82%. Ngoài ra còn có Thành viên HĐQT Trần Linh Vĩ nắm 4.47%.
Âu Lạc từng có thời điểm sở hữu lượng lớn cổ phần của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB). Nhiều năm về trước, giai đoạn ngân hàng này rơi vào tình trạng bất đồng giữa các nhóm cổ đông, vị Chủ tịch và một số thành viên khác của Âu Lạc từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại EIB. Sau đó công ty của bà Thúy chuyển sang đầu tư vào cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) nhưng nay cũng đã thoái hết.
Tại sao cuộc hành trình dầu mỏ đang nóng lên trong năm mới?
Kim loại quý tăng giá, cách phân bổ trong trung và dài hạn
Các lĩnh vực chính để quỹ hỗ trợ chung tạo lợi nhuận trong năm 2025
Chó robot của Yushu Technology làm nổ tung thị trường!
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP