Ngày 10/7, Tập đoàn Gemadep (chủ đầu tư cảng Gemalink) cho biết, 6 tháng đầu năm sản lượng hàng hóa thông quan qua cảng này đạt 804.000 TEU, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2023.
Cầu bến của Gemalink dài gần 1.200m có thể tiếp nhận đồng thời 3 tàu mẹ.
Dự báo, sản lượng thông quan qua các cảng biển sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực khi hoạt động sản xuất kinh doanh đang hồi phục rõ rệt. Để đón nhận cơ hội tăng trưởng từ cảng biển, Cảng Gemalink tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ mới và mở rộng thị trường khách hàng.
Siêu tàu Hapag-Lloyd mang tên Thủ đô Hà Nội cập Cảng Gemalink.
Tập đoàn Gemadep cũng đang hoàn thiện các thủ tục liên quan, thu xếp vốn để dự kiến khởi công giai đoạn 2 cảng Gemalink vào tháng 11/2024. Dự án chia làm 2 giai đoạn, gồm giai đoạn 2A và giai đoạn 2B, với tổng mức đầu tư lần lượt là 100 triệu USD và 200 triệu USD. Dự kiến giai đoạn 2A sẽ đạt công suất 70 - 75% tổng công suất thiết kế vào năm 2027 và tối đa công suất vào năm 2028. Giai đoạn 2B sẽ được lên kế hoạch triển khai khi giai đoạn 2A hoạt động được 80% công suất.
Tin, ảnh: TRÀ NGÂN-LINK GỐC
Byte bác bỏ tin đồn về việc đầu cơ trên các cổ phiếu khái niệm Doubao trên thị trường A-share
Làm thế nào để phát triển một nền kinh tế độ cao thấp
Khái niệm Doubao tăng mạnh, nền kinh tế IPO phát triển mạnh
5G bước vào "nửa sau", cổ phiếu nào là tốt nhất để mua
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP