WikiStock
Tiếng Việt
Tải về
Trang chủ-Tin tức-

Đức Long Gia Lai muốn bán doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử của Mỹ sau gần thập kỷ “thâu tóm”

iconVietstock

2024-07-16 09:55

Sau gần một thập kỷ sở hữu Công ty sản xuất linh kiện điện tử của Mỹ bằng hình thức hoán đổi cổ phiếu, CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) muốn thoái toàn bộ vốn tại công ty con này nhằm cấu trúc lại khoản đầu tư.

  Đức Long Gia Lai muốn bán doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử của Mỹ sau gần thập kỷ “thâu tóm”

  Sau gần một thập kỷ sở hữu Công ty sản xuất linh kiện điện tử của Mỹ bằng hình thức hoán đổi cổ phiếu, CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) muốn thoái toàn bộ vốn tại công ty con này nhằm cấu trúc lại khoản đầu tư.

  Tập đoàn Đức Long Gia Lai vừa thông báo cấu trúc lại khoản đầu tư vốn góp tại Công ty TNHH Mass Noble Investments Limited (Mass Noble). Theo đó, Đức Long Gia Lai muốn thoái toàn bộ phần vốn góp tại công ty con này.

  DLG cho biết Công ty đã đầu tư hơn 249 tỷ đồng, tương đương 97.73% vốn điều lệ của Mass Noble. Sau khi hoàn tất thủ tục thoái vốn, Mass Noble không còn là công ty con của DLG.

  Tính tới ngày 31/03/2024, DLG đang có 4 công ty con, trong đó có Mass Noble.

Nguồn: DLG

  HĐQT DLG ủy quyền cho Tổng Giám đốc tìm kiếm, ký kết hợp đồng thuê công ty thẩm định giá nhằm định giá lại giá trị Công ty Mass Noble cho phù hợp với thị trường hiện nay.

  Đồng thời, tìm kiếm đối tác phù hợp để chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của Công ty tại công ty con này, với điều kiện giá chuyển nhượng không được thấp hơn mệnh giá và giá trị sở hữu của DLG tại Mass Noble.

  Quay lại gần một thập kỷ trước (tháng 5/2015), Đức Long Gia Lai đã “thâu tóm” Mass Noble thông qua hình thức hoán đổi cổ phiếu. Cụ thể, DLG phát hành gần 20 triệu cp cho các cổ đông của Công ty Mass Noble với giá hoán đổi 12,500 đồng/cp, giá trị 249 tỷ đồng. Tỷ lệ hoán đổi là 1:1.4 (tức 1 cp DLG đổi 1.4 cp Mass Noble). Sau giao dịch này, DLG nắm quyền điều hành Mass Noble với tỷ lệ sở hữu 97.73% như hiện nay.

  Mass Noble là công ty chuyên sản xuất linh kiện điện tử ANSEN của Mỹ, nhà máy đặt tại TP. Đông Quảng (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc). Đây là nhà máy sản xuất quy mô lớn được xây dựng trên khuôn viên 40,000m2 (5 tầng), tập trung sản xuất, gia công sản phẩm điện tử viễn thông công nghệ cao như các loại đèn led cao cấp dùng cho nội thất, xe ô tô, đường phố và đường cao tốc; màn hình LCD… Thị trường tiêu thụ tại châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

  Về hoạt động kinh doanh, DLG đặt kế hoạch 2024 với 1,400 tỷ đồng doanh thu thuần (tăng 25% so với năm trước) và 120 tỷ đồng lãi sau thuế (năm 2023 lỗ gần 579 tỷ đồng).

Kết quả kinh doanh DLG từ 2017-2023

  DLG đã báo lỗ 2 năm liên tiếp (2022-2023). Nếu không thể có lãi trong năm 2024, Công ty sẽ đối mặt án hủy niêm yết trong năm sau. Bên cạnh kế hoạch 2024, DLG còn đề ra kế hoạch cho năm 2025 và 2026.

  Cụ thể, năm 2025, Công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 1,550 tỷ đồng và lãi sau thuế 170 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 11% và gần 42% so với năm 2024. Còn năm 2026, kế hoạch đề ra là thu về 1,700 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 10% so với năm 2025 và lãi sau thuế 250 tỷ đồng, tăng hơn 47%.

  * Đức Long Gia Lai đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 42-47% giai đoạn 2025-2026

  T

Miễn trừ trách nhiệm:Các ý kiến ​​trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.