Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 655, ngày 16/7/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050...
Cảng hàng không Chu Lai đã được cải tạo và nâng công suất lên 1.700.000 hành khách/năm.
Theo nội dung kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2025, hoàn thành công tác lập quy hoạch 30 cảng hàng không, trong đó có 14 cảng hàng không quốc tế gồm: Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.
Quy hoạch giai đoạn này bảo đảm đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu của kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 648 ngày 7/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời xác định các nhiệm vụ, giải pháp, phương thức, danh mục các dự án, nguồn lực thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 phù hợp với điều kiện của các bộ, ngành, địa phương; xác định nhiệm vụ của các bộ, ban, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống cảng hàng không toàn quốc.
Sân bay Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2026 - 2030, hoàn thành công tác nghiên cứu, lập quy hoạch cảng hàng không Cao Bằng, cảng hàng không thứ 2 Vùng Thủ đô, cảng hàng không quốc tế Hải Phòng.
Cảng Hàng không Chu Lai thuộc địa bàn xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, ở phía Đông Nam cách TP. Tam Kỳ 27km. Sân bay nằm trên bờ vịnh Dung Quất, cách bờ biển 02 km trong Khu kinh tế mở Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam.
Năng lực khai thác quốc nội Cảng hàng không Chu Lai đã được cải tạo và nâng công suất lên 600 hành khách/giờ cao điểm và 1.700.000 hành khách/năm.
Nằm ở vị trí trung độ của đất nước (giữa hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi), thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trên trục giao thông đường sắt, đường bộ Bắc - Nam, đường biển và đường hàng không; có quốc lộ 14 nối từ Cảng Đà Nẵng qua các huyện phía Bắc của tỉnh Quảng Nam đến biên giới Việt - Lào và các tỉnh Tây Nguyên. Trong tương lai, hệ thống giao thông này kết nối với hệ thống đường xuyên Á tạo vị trí thuận lợi giao lưu kinh tế với bên ngoài.
Tỉnh Quảng Nam nằm kẹp giữa thành phố Đà Nẵng (Trung tâm kinh tế lớn của khu vực miền Trung) và Khu công nghiệp Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), một khu công nghiệp lớn ở phía Nam, có Cảng Kỳ Hà, có nhiều mặt bằng đất cát ven biển rộng, gần nguồn nước ngọt...
Cảng Hàng không Chu Lai sẽ là động lực phát triển của 2 khu kinh tế mở Chu Lai và Dung Quất. Hoạt động bay tại Cảng đã và đang gắn kết chặt chẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi với cả khu vực.
Byte bác bỏ tin đồn về việc đầu cơ trên các cổ phiếu khái niệm Doubao trên thị trường A-share
Làm thế nào để phát triển một nền kinh tế độ cao thấp
Khái niệm Doubao tăng mạnh, nền kinh tế IPO phát triển mạnh
5G bước vào "nửa sau", cổ phiếu nào là tốt nhất để mua
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP