Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa ban hành Nghị quyết số 2631/TCQĐ-HĐQT.24 về việc điều chỉnh vốn điều lệ tại Điều lệ Ngân hàng.
Vốn điều lệ của ACB đạt gần 45.000 tỷ đồng sau khi phát hành 528 triệu cổ phiếu
Theo Nghị quyết số 2631/TCQĐ-HĐQT.24 được Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) ban hành ngày 03/7/2023, vốn điều lệ mới của ngân hàng là 44.666.579.120.000 đồng (Bốn mươi bốn nghìn, sáu trăm sáu mươi sáu tỷ, năm trăm bảy mươi chín triệu, một trăm hai mươi nghìn đồng).
Vốn điều lệ này được chia thành 4.466.657.912 cổ phần, mỗi cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng.
Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã chấp thuận cho ACB thay đổi niêm yết để tăng vốn điều lệ. Cụ thể, ACB phát hành thêm hơn 582 triệu cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi hoàn tất đợt phát hành này, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng lên 44.666 tỷ đồng.
Lý do thay đổi niêm yết là để phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023. Quyết định có hiệu lực từ ngày 25/6/2024, ngày thay đổi niêm yết có hiệu lực từ 27/6/2024.
Về tình hình kinh doanh, hết Q1/2024, ACB ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng 3,8% so với đầu năm, đạt 506,1 nghìn tỷ đồng, trong đó tín dụng bán lẻ và doanh nghiệp lớn tăng lần lượt 5,2% và 20,9%. Chất lượng tài sản giảm so với kỳ vọng do nợ xấu tăng lên 1,45% (so với 1,21% Q4/2023) ở các mảng bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn. Tỷ lệ bao nợ xấu (LLCR) giảm xuống 78,6%.
NIM của ACB phục hồi 4 điểm cơ bản so với quý trước lên 3,87% nhờ chi phí vốn giảm mạnh 85 điểm cơ bản. Thu nhập phí ròng tăng 18,8% so với quý trước, trong khi thu nhập từ kinh doanh ngoại hối giảm 46,7%. Thu nhập ròng ngoài lãi giảm 15% so với quý trước do thu hồi nợ xấu chậm. Tuy nhiên, nếu trừ đi thu hồi nợ xấu, thu nhập ngoài lãi của ACB tăng mạnh 21,7%.
Dự kiến tăng trưởng tín dụng của ACB sẽ dần cải thiện trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nợ xấu có thể tiếp tục tăng trong Q2/2024 và lãi suất huy động tăng dần cùng với cạnh tranh gay gắt sẽ là thách thức cho NIM. Thu hồi nợ xấu cần được đẩy nhanh để cải thiện thu nhập ròng ngoài lãi.
Nhìn chung, kinh doanh dịch vụ cốt lõi của ACB đã có những cải thiện nhất định trong Q1/2024. Tuy nhiên, chất lượng tài sản cần được quan tâm và theo dõi sát sao trong thời gian tới.
Mặc dù thị trường chưa có nhiều khởi sắc có thể ảnh hưởng đến chất lượng tài sản trong năm 2024 và 2025, tuy nhiên, ACB vẫn là một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất thị trường nhờ tệp khách hàng tốt và chính sách giải ngân thận trọng.
Ngoài ra, ACB có chi phí vốn cạnh tranh, giúp ngân hàng ổn định NIM. Với ROE kỳ vọng duy trì trên 20% trong trung hạn cùng với NIM và chất lượng tài sản tốt, các chuyên gia cho rằng ACB là một trong những lựa chọn đầu tư tốt nhất trong thị trường nhiều biến động như hiện tại.
Trên thị trường chứng khoán, mở cửa phiên 4/7, cổ phiếu ACB được giao dịch với thị giá 24.300 đồng/cổ phiếu.
Thảo Nhi-Link gốc
Các lĩnh vực chính để quỹ hỗ trợ chung tạo lợi nhuận trong năm 2025
Chó robot của Yushu Technology làm nổ tung thị trường!
Byte bác bỏ tin đồn về việc đầu cơ trên các cổ phiếu khái niệm Doubao trên thị trường A-share
Làm thế nào để phát triển một nền kinh tế độ cao thấp
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP