Nhờ những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ cùng những động lực từ thị trường, ngành công nghệ sinh học (BioTech) Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 5 – 10 năm tới. Vài năm trở lại đây, một số công ty BioTech Việt Nam cũng đã tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong ngành và nhận về nhiều đánh giá cao từ các tổ chức quốc tế...
Việt Nam có thể trở thành một trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học tại khu vực Đông Nam Á, với sự gia tăng về số lượng và chất lượng các công ty BioTech và các sản phẩm, dịch vụ.
Với quyết tâm đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, tháng 1/2023, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 36-NQ/TW với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành một trong mười quốc gia hàng đầu châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học; doanh nghiệp công nghệ sinh học tăng 50% về quy mô đầu tư và tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu; đóng góp 7% vào GDP... Ngoài ra, đến năm 2045, ngành công nghiệp công nghệ sinh học sẽ đóng góp 10-15% vào GDP quốc gia.
Với những tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu và phát triển cùng sự hỗ trợ của cả khu vực công và tư, ngành BioTech Việt Nam đang bước đầu khẳng định vị thế của mình trên bản đồ công nghệ sinh học toàn cầu.
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ TRONG 5-10 NĂM TỚI
Dưới góc nhìn của một quỹ đầu tư, ông Chad Ovel, Tổng giám đốc Quỹ Mekong Capital, cho rằng ngành BioTech Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong 5 – 10 năm tiếp theo nhờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ, nhu cầu ngày càng cao từ thị trường và sự gia tăng đầu tư từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Việt Nam có thể trở thành một trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học tại khu vực Đông Nam Á, với sự gia tăng về số lượng và chất lượng các công ty BioTech và các sản phẩm, dịch vụ.
Ví dụ điển hình cho thấy startups BioTech thuần Việt đang chứng minh thực lực trên trường quốc tế là Gene Solutions. Năm 2021, startups này dẫn đầu thị trường tại Việt Nam với khoảng 90% thị phần trong mảng xét nghiệm tiền sản không xâm lấn (NIPT). Hiện nay, Gene Solutions đã mở rộng khắp Đông Nam Á và tiên phong phát triển công nghệ phát hiện sớm ung thư. Gene Solutions hiện có một phòng xét nghiệm tại Singapore, đồng thời hợp tác với các phòng xét nghiệm tại Thái Lan, chuỗi bệnh viện tại Philippines, Malaysia.
Công ty BioTech thành công khác tại Việt Nam là LiveSpo Global, chuyên phát triển các sản phẩm probiotic dạng nước và đã nhận được sự quan tâm và đầu tư từ nhiều quỹ đầu tư lớn. LiveSpo đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường, được đánh giá là một trong những dự án tiềm năng và thành công nhất tại Việt Nam.
Theo Công ty tư vấn nghiên cứu thị trường Grand View Research (Mỹ), năm ngoái, các công ty BioTech toàn cầu thu về doanh thu khoảng 1,6 nghìn tỷ USD. Trong năm nay doanh thu toàn thị trường dự kiến sẽ đạt 1,7 nghìn tỷ USD. Đến năm 2030, ước tính doanh thu của các công ty BioTech toàn cầu sẽ chạm mốc 3,9 nghìn tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm CAGR (2024-2030) là 14,0%.
Bên cạnh đó, Công ty Precedence Research nhận định châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực phát triển nhất trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 với tốc độ tăng trưởng hơn 12,7%. Việc mở rộng thị trường khu vực chủ yếu là do nhu cầu nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe tăng cao, chính sách thuận lợi từ phía các chính phủ và cơ sở hạ tầng đang không ngừng được nâng cấp. Hơn nữa, với lợi thế là thị trường non trẻ, châu Á - Thái Bình Dương sẽ là trung tâm của những tiến bộ công nghệ sinh học đột phá, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư hơn trong những năm tới.
Chưa kể đến năm 2030, chi phí chăm sóc sức khỏe toàn cầu ước đạt khoảng 8 nghìn tỷ USD. Điều này có nghĩa công nghệ sinh học sẽ ngày càng có nhiều cơ hội phát triển với một loạt ứng dụng, trải rộng từ dược phẩm, thuốc men và phương pháp trị liệu đến hóa chất, nhiên liệu và vật liệu thân thiện với môi trường.
Chia sẻ đánh giá về một công ty BioTech tiềm năng, đại diện Quỹ Mekong Capital cho rằng cách nhìn nhận một công ty BioTech cần dựa trên 5 yếu tố: (i) đội ngũ lãnh đạo và nhân viên cần có chuyên môn cao và kinh nghiệm; (ii) sản phẩm hoặc công nghệ độc đáo, có tiềm năng thương mại hóa; (iii) chiến lược phát triển rõ ràng, kế hoạch kinh doanh khả thi; (iv) khả năng hợp tác và liên kết với các đối tác nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước; (v) năng lực tài chính và khả năng huy động vốn tốt.
THÁCH THỨC VÀ LỢI THẾ CỦA NGÀNH BIOTECH
Song song với những cơ hội từ bên ngoài, các công ty BioTech tại Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, mà một trong số đó là thiếu vốn đầu tư và hỗ trợ tài chính. Bởi trên thực tế, không giống như các ngành công nghiệp khác, các công ty công nghệ sinh học thường khá rủi ro và yêu cầu vốn ban đầu khá cao để hỗ trợ nghiên cứu (R&D), thử nghiệm lâm sàng,... trước khi tạo ra doanh thu. Vì vậy, tại Việt Nam, có thể các công ty BioTech chưa phải là danh mục đầu tư lý tưởng với nhiều quỹ.
Ngoài ra, những rào cản khác có thể ngăn cản thị trường BioTech Việt Nam phát triển là cơ sở hạ tầng nghiên cứu và phát triển còn hạn chế, nguồn nhân lực chất lượng cao và chuyên môn còn thiếu. Sự kết nối và hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp chưa đủ mạnh.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng có nhiều lợi thế cạnh tranh trong phát triển BioTech so với các nước trong khu vực.
Thứ nhất, thị trường tiềm năng với dân số đông và nhu cầu cao về y tế, thực phẩm, môi trường...
Ngô Huyền-Link gốc
Các công ty giấy tăng giá, thị trường đang cải thiện
Có kính AI sẽ là xu hướng tiếp theo không?
Thị trường cổ phiếu A tiếp tục giảm dưới mức kỷ lục
Chỉ số Hang Seng giảm trong ngày thứ hai liên tiếp, đóng cửa thấp hơn 301 điểm
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP