Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố bản tin thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam quý 2/2024, theo đó số lượng các tài khoản giao dịch mở trên thị trường phái sinh tăng đều từ 2017 đến năm 2020, bắt đầu tăng mạnh từ đầu năm và đạt mức tăng trưởng cao nhất khoảng cuối năm 2021.
Trong quý 2/2024, thị trường chứng khoán toàn cầu biến động không đồng nhất. Xét về mức độ biến động trong xu hướng tăng nổi bật thì S&P 500, Nasdaq là 2 chỉ số chính đại diện, còn lại chủ yếu các thị trường/chỉ số chính vận động trong xu hướng chính là đi ngang biên rộng như: Dow Jones; DAX; FTSE 100; CAC 40; Euro Stoxx 50; Hang Seng; KOSPI; Nikkei 225 ,…
Đồng pha với phần lớn các chỉsố chứng khoán chính toàn cầu, Chỉ số VN30 và VN-Index trong quý 2/2024 biến động ngang biên rộng. Biên độ dao động của chỉ số VN30 trong khoảng 1.186,51 điểm (mức thấp nhất, ghi nhận trong phiên giao dịch 19/4/2024) đến 1.338,84 điểm (mức cao nhất, ghi nhận trong phiên giao dịch ngày 13/6/2024).
VN-Index dao động trong khoảng 1.165,99 điểm (mức thấp nhất, ghi nhận trong phiên giao dịch ngày 19/4/2024) đến 1.305,83 điểm (mức cao nhất, ghi nhận trong phiên giao dịch ngày 13/6/2024).
Nếu tính theo giá đóng cửa, phiên giao dịch cuối cùng của quý 2/2024, VN30 đóng cửa tại 1.278,32 điểm, giảm hơn 1,43% so với giá đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của quý 1/2024 (1.296,90 điểm), trong khi đó VN-Index đạt 1.245,32 điểm, giảm xấp xỉ 3,02% so với giá đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của quý 1/2024 (1.284,09 điểm). Khối lượng giao dịch (KLGD) trung bình rổ VN30 đạt xấp xỉ 244,32 triệu CP/phiên, giảm 4,9% so với bình quân quý 1/2024.
Theo số liệu của FIA, tổng khối lượng giao dịch của chứng khoán phái sinh trên toàn thế giới đạt 17,99 tỷ hợp đồng trong tháng 5, mức cao nhất từng được ghi nhận. Con số này tăng 18,5% so với tháng 4/2024 và tăng 76,2% so với tháng 5/2023.
Giao dịch quyền chọn toàn cầu đạt 15,44 tỷ hợp đồng trong tháng 5, tăng hơn 100% so với năm ngoái, với phần lớn giao dịch ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Giao dịch hợp đồng tương lai toàn cầu đạt 2,55 tỷ hợp đồng trong tháng 5, tăng 1,7% so với cùng tháng năm ngoái. OI cuối tháng 5/2024 là 1,38 tỷ hợp đồng. Tổng số giao dịch tháng 5/2024 tăng 4% so với tháng 4 và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý 2/2024, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam giao dịch đồng pha với thị trường chứng khoán cơ sở về biến động giá, giao dịch sôi động khi tổng khối lượng giao dịch và khối lượng giao dịch bình quân tăng trưởng so với quý 1/2024, lần lượt 24% về tổng KLGD và 20,02% về KLGD bình quân. Tổng KLGD toàn thị trường đạt hơn 14,69 triệu hợp đồng, KLGD bình quân đạt 240 nghìn hợp đồng/phiên.
Về hợp đồng tương lai chỉ số VN30 có tổng cộngh 61 phiên giao dịch trong quý. KLGD cao nhất trong quý 2 đạt 420 nghìn hợp đồng vào ngày 16/4/2024.
Về cơ cấu nhà đầu tư thị trường phái sinh, thống kê của HNX cho thấy số lượng các tài khoản giao dịch mở trên thị trường chứng khoán phái sinh tăng đều từ 2017 đến năm 2020, bắt đầu tăng mạnh từ đầu năm và đạt mức tăng trưởng cao nhất khoảng cuối năm 2021. Sau đó, tốc độ tăng tài khoản giảm mạnh đến giữa quý 2/2022, duy trì mức tăng tương đối thấp, ổn định đến hết quý 3/2023. Từ quý 4/2023, số lượng tài khoản mở mới tăng nhanh trở lại đạt gần 1,7 triệu vào cuối quý 2/2024.
Tính đến hết ngày 30/6/2024, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam có 24 công ty chứng khoán thành viên. Trong quý 2/2024, top 5 thị phần môi giới trên thị trường phái sinh gồm VPS, HSC, TCBS, DNSE, MBS. Trong đó, DNSE là cái tên nổi bật khi vươn lên top 4 thị phần môi giới chứng khoán phái sinh HNX (chiếm thị phần 5,11%), chỉ sau hơn một năm ra mắt sản phẩm giao dịch phái sinh Future X.
Về diễn biến thị trường chứng khoán phái sinh, phiên 18/7 các hợp đồng tương lai điều chỉnh nhưng hồi phục về cuối phiên và đóng cửa phân hóa với 2 hợp đồng tăng điểm và 2 hợp đồng giảm điểm. Trong khi đó chỉ số cơ sở chỉ nhích tăng nhẹ. Theo đó, các hợp đồng từ giảm 5,7 điểm đến tăng 4,2 điểm; trong khi đó, chỉ số cơ sở tăng 1,01 điểm.
Phiên này cũng là phiên hợp đồng VN30F2407 đáo hạn và được tiếp nối bằng hợp đồng VN30F2408 từ hôm nay (18/7). Hợp đồng VN30F2408 đóng cửa tại 1.307,7 điểm, tăng 4,2 điểm so với phiên trước. Khoảng cách chênh lệch giữa hợp đồng tháng 8 và chỉ số cơ sở ở trạng thái dương với 1,32 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường chứng khoán phái sinh ở mức khá trong phiên đáo hạn. Theo đó, tổng khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai đạt 253.508 hợp đồng, trong đó riêng hợp đồng VN30F2407 đạt 208.453 hợp đồng. Khối lượng giao dịch hợp đồng VN30F2408 còn thấp với 44.823 hợp đồng, nhưng điều này là bình thường trong phiên đáo hạn.
Anh Vũ-Link gốc
Byte bác bỏ tin đồn về việc đầu cơ trên các cổ phiếu khái niệm Doubao trên thị trường A-share
Làm thế nào để phát triển một nền kinh tế độ cao thấp
Khái niệm Doubao tăng mạnh, nền kinh tế IPO phát triển mạnh
5G bước vào "nửa sau", cổ phiếu nào là tốt nhất để mua
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP