WikiStock
Tiếng Việt
Tải về
Trang chủ-Tin tức-

Nhịp đập Thị trường 10/07: Nhóm VN30 chịu áp lực bán mạnh cuối phiên

iconVietstock

2024-07-10 16:27

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 7.77 điểm (-0.6%), về mức 1,285.94 điểm; HNX-Index giảm 1.12 điểm (-0.46%), về mức 244.54 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 419 mã giảm và 312 mã tăng. Sắc đỏ áp đỏ trong rổ VN30-Index với 23 mã giảm, 6 mã tăng và 1 mã tham chiếu.

  Nhịp đập Thị trường 10/07: Nhóm VN30 chịu áp lực bán mạnh cuối phiên

  Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 7.77 điểm (-0.6%), về mức 1,285.94 điểm; HNX-Index giảm 1.12 điểm (-0.46%), về mức 244.54 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 419 mã giảm và 312 mã tăng. Sắc đỏ áp đỏ trong rổ VN30-Index với 23 mã giảm, 6 mã tăng và 1 mã tham chiếu.

  Thanh khoản thị trường giảm so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 678 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 17.9 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 57.5 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 1.3 ngàn tỷ đồng.

  VN-Index mở phiên chiều không mấy tích cực khi áp lực bán tiếp tục xuất hiện khiến cho chỉ số suy yếu và lao dốc không phanh cho đến khi kết phiên. Về mức độ ảnh hưởng, FPT, GVR, BID và MWG là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 3.4 điểm của chỉ số.

  Ở chiều ngược lại, VCB, REE, MBB và PLX là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với hơn 1.2 điểm tăng.

  HNX-Index cũng có diễn biến tương tự, trong đó chỉ số bị tác động tiêu cực từ các mã PVS (-1.81%), VCS (-2.04%), IDC (-0.98%), MBS (-1.18%),…

  Ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ có mức giảm mạnh nhất thị trường với -2.44% chủ yếu đến từ mã TV2 (-3.29%), KPF (-3.65%) và TV3 (-1.53%). Theo sau là ngành công nghệ và thông tin và ngành bán lẻ với mức giảm lần lượt là 1.95% và 1.67%.

  Ở chiều ngược lại, ngành bán buôn là ngành có sự phục hồi mạnh nhất với 0.44% chủ yếu đến từ các mã PLX (+1.2%), HHS (+0.43%), VPG (+0.34%) và TLH (+2.41%).

  Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng hơn 1,097 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã FPT (342.48 tỷ), VCB (159.84 tỷ), MWG (159.41 tỷ) và TCB (109.2 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 3.5 tỷ đồng, tập trung vào mã IDC (14.58 tỷ), MBS (4.35 tỷ), BVS (2.95 tỷ) và NTP (2.5 tỷ).

  Phiên sáng: VN-Index tiếp tục giằng co

  Kết thúc phiên sáng, tâm lý giằng co vẫn còn hiện diện dẫn đến thị trường liên tục dao động quanh mức tham chiếu. VN-Index tăng 0.98 điểm, lên mức 1,294.69 điểm; HNX-Index tăng 0.07 điểm, lên mức 245.74 điểm.

  Kết thúc phiên sáng, bên mua và bên bán giằng co khá quyết liệt với 919 mã đứng giá và bên bán có phần ưu thế hơn khi số mã giảm là 340 mã, trong khi số mã tăng là 320 mã.

  Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt gần 302 triệu đơn vị, với giá trị gần 7.7 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 27 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt gần 600 tỷ đồng.

  Phần lớn các cổ phiếu trong nhóm thủy sản đều giảm điểm. Các cổ phiếu như VHC, ANV, FMC, IDI, CMX đều giảm nhẹ dưới 1%; các cổ phiếu khác như ASM, ABT, TFC tạm thời dừng ở mức tham chiếu. Đáng chú ý, cổ phiếu DAT vẫn giữ được sắc xanh với mức tăng 1.03%.

  Mặt khác, nhóm tiện ích cũng là ngành đang hỗ trợ cho đà tăng chung của thị trường nhưng lại có sự phân hóa khá mạnh. Đối với chiều mua, các mã GAS, PGV, SIP và DTK duy trì mức tăng quanh mức 1.02% đến 2.86%... Trong khi đó, POW, IDC và VSH đều là những ông lớn có diễn biến không mấy tích cực và tác động mạnh đến nhóm ngành này.

  Một diễn biến trái chiều với sắc đỏ khá tiêu cực ở nhóm cổ phiếu bán lẻ. Hiện tại, đây là nhóm đang chịu áp lực bán khá lớn khi các nhà đầu tư đang giao dịch khá tập trung ở 3 mã cổ phiếu vốn hóa lớn là MWG giảm 1.05%, PNJ giảm 0.1% và FRT giảm 1.7%.

  Nhóm ngành bán buôn góp phần tăng trưởng nhiều nhất đến chỉ số vào cuối phiên sáng nay. Tuy nhiên, đại diện duy nhất trong nhóm này ghi nhận sự tích cực nhất chính là PLX với mức tăng 2.07%. Các mã cổ phiếu còn lại hầu hết đều tăng trưởng chưa rõ rệt, thậm chí một số khác còn giảm dưới mức tham chiếu.

  10h45: VN-Index giằng co trước ngưỡng tâm lý 1,300 điểm

  Lực mua và bán trên thị trường khá cân bằng nên các chỉ số chính chưa thể bứt phá. Tính đến 10h40, VN-Index tăng nhẹ 1.43 điểm, giao dịch quanh mức 1,294 điểm. HNX-Index tăng 0.11 điểm, giao dịch quanh mức 245 điểm.

  Các cổ phiếu trong rổ VN30 đang diễn biến với sắc xanh có phần lấn lướt hơn. Cụ thể, HPG, MBB, MSN và VCB lần lượt góp vào 1.19 điểm, 1.06 điểm, 0.53 điểm và 0.39 điểm vào chỉ số chung. Trái lại, FPT, MWG, TCB và VNM đang bị bán mạnh và lấy hơn 2 điểm của VN30-Index.

Nguồn: VietstockFinance

  Nhóm vật liệu xây dựng dẫn đầu về lực phục hồi với mức tăng 1.33% mặc dù diễn biến vẫn còn khá phân hóa. Cụ thể, sắc xanh chủ yếu đến từ nhóm doanh nghiệp thép với 3 ông lớn là HPG tăng 1.55%, HSG tăng 2.98%, NKG tăng 2.17% và một số mã như VGC tăng 0.56%, HT1 tăng 0.37%, VGS tăng kịch trần…

  Riêng đối với mã HPG theo góc nhìn kỹ thuật, trong phiên sáng giá cổ phiếu này bật tăng kèm theo khối lượng có sự gia tăng và dự kiến sẽ vượt mức trung bình 20 ngày khi kết phiên cho thấy tâm lý nhà đầu tư khá lạc quan. Hiện tại, giá của HPG đã bật tăng sau khi test lại thành công đỉnh cũ đã bị phá vỡ hồi tháng 03/2024 trong bối cảnh MACD và Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu mua trở lại càng củng cố thêm cho đà tăng dài hạn hiện tại.

Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/

  Theo sau đó là ngành bán bán buôn cũng có duy sắc xanh ngay từ đầu phiên với mức tăng 1.29%. Trong đó, lực mua tập trung phần lớn ở mã PLX tăng 1.74% và một số mã khác như SMC tăng 2.5%, VPG tăng 2.03%, TLH tăng 3.37%… Trái lại, sắc đỏ vẫn còn hiện diện ở mã DGW giảm 0.31%, HHS giảm 0.87%, VFG giảm 1.08%... nhưng có thể thấy áp lực bán không quá lớn.

  Trong khi đó, nhóm dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tiếp tục có những diễn biến không mấy tích cực và đang gây sức ép cho chỉ số chung với mức giảm mạnh 2.07%. Lực giảm này chủ yếu đến từ mã TV2 giảm 2.9%, với 3 phiên giảm sàn liên tục trước đó hiện cổ phiếu này đang cân bằng trở lại tại vùng đáy cũ tháng 5/2024 (tương đương vùng 34,000-36,200). Ngoài ra, sắc đỏ cũng xuất hiện ở mã VNC giảm 0.26% và KPF giảm 0.61% nhưng không đáng kể.

  So với đầu phiên, bên mua và bên bán giằng co khá quyết liệt với hơn 980 mã đứng giá và bên mua có phần lấn lướt hơn khi số mã tăng là 326 mã (20 mã tăng trần) trong khi số mã giảm là 272 mã (7 mã giảm sàn).

Nguồn: VietstockFinance

  Mở cửa: VN-Index giằng co

  Đầu phiên 10/07, tính tới 9h40, VN-Index vận động giằng co quanh mốc tham chiếu và tăng gần 2 điểm, lên mức 1,295.32 điểm. Riêng HNX-Index giảm nhẹ, về mức 245.57 điểm.

  Trước đó vào ngày 08/07, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell đã bày tỏ lo ngại rằng giữ lãi suất quá cao trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm cho tăng trưởng kinh tế. Hiện tại, lãi suất vay qua đêm của Fed hiện đang ở mức 5.25%-5.50%, là mức đỉnh trong 23 năm. Đây là kết quả của 11 lần tăng liên tiếp sau khi lạm phát lên cao nhất kể từ đầu thập niên 80.

  Thị trường kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 9 và có thể tiếp tục giảm thêm 0.25 điểm phần trăm vào cuối năm. Tuy nhiên, các thành viên FOMC tại cuộc họp tháng 6 của họ cho biết chỉ có 1 lần giảm duy nhất trong năm nay.

  Tính tới 9h40, các mã lớn như VCB, BID, MBB đang kéo thị trường với tổng mức tăng gần 1.5 điểm. Ở chiều ngược lại, FPT, MWG, BCM dẫn đầu nhóm ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường với mức giảm gần 1 điểm.

  Nhóm sản phẩm cao su duy trì mức tăng trưởng ổn định ngay từ đầu phiên với các mã cổ phiếu như DRC tăng 0.41%, CSM tăng 3.08% và các mã cổ phiếu còn lại đang đứng giá.

  Lý Hỏa

  FILI

Miễn trừ trách nhiệm:Các ý kiến ​​trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.